🍀Ở bài viết trước, tụi mình có một bài viết về Cỏ dại, về sự yêu thương của chúng đối với những mảnh đất màu mỡ của tụi mình. Bạn xem lại ở đây nhé : https://www.facebook.com/biophap.co.ltd/photos/a.5596267457112424/5773713052701196/
🍀Còn ở bài viết này chúng mình muốn chia sẻ đến các bạn cách đánh giá chất lượng đất thông qua Cỏ Dại nhé.
🍀Mỗi loài cỏ dại mang một đặc tính sinh học khác nhau, nó chỉ sống và phát triển ở những vùng đất phù hợp nhất và mang lại nguồn thức ăn nhất định cho nó. Đây được coi là một trong những tín hiệu của hệ sinh thái mà tụi mình đã học được trong thời gian đầu đi khảo sát vùng đất cho trang trại. Vậy sự xuất hiện của nó có gì thú vị? Các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
🍀Để bắt đầu thì việc trước tiên bạn phải làm đó chính là: Nhổ rễ cỏ dại lên và bắt đầu đánh giá. Ví dụ, bạn để ý những loại cỏ dại chẳng hạn như bồ công anh, cỏ tranh. Đặc điểm chung của những loại này là có rễ cắm sâu vào lòng đất nên chúng dễ dàng phá vỡ các tầng đất cứng phía dưới. Khi chúng chết, rễ phân hủy, tạo ra các con đường cho nước, chất dinh dưỡng đi xuống. Việc này giúp cho các cỏ dại, cây trồng có hệ thống rễ yếu hơn có cơ hội phát triển và sống sót không thuận lợi ở những mảnh đất này. Mặt khác, nếu cỏ dại mọc lan rộng, có hệ thống rễ chùm phát triển mạnh hoặc mọc thành những bụi lớn thì chứng tỏ đất đó có khả năng rất tơi xốp.
🍀Sau khi đã đánh giá được loại cỏ dại trên mảnh đất của mình thì bước tiếp theo bạn sẽ đánh giá được độ pH của Đất. Bạn để ý ở những nơi có cây mã đề thì sẽ chỉ ra rằng nơi này là khu vực có tính axit hơn, trong khi những loài khác như cây cúc La Mã là sự báo hiệu của Đất kiềm. Tụi mình sẽ sử dụng những tín hiệu này để giúp chọn ra những loại cây trồng có hướng canh tác cho phù hợp. Nếu đất có tính axit thì phù hợp với những loại quả mọng như (như việt quất, mâm xôi, dâu tây,v.v). Nếu đất có tính kiềm như ở trang trại Phú Hòa , huyện Chư Pah tỉnh Gia Lai thì tụi mình lựa chọn các loại rau họ đậu khác nhau để trồng trọt.
🍀Và Cỏ dại cũng giúp tụi mình nhận biết về hàm lượng dinh dưỡng trong đất đấy nhé. Ví dụ rau sam cho thấy đất giàu dinh dưỡng, nhưng sự xuất hiện cây cỏ chổi thì có nghĩa ngược lại. Cây kế đồng (thuộc họ cúc) có thể có nghĩa là sự thiếu hụt sắt và đồng, hoặc sự phát triển của dương xỉ và cỏ lưỡi rắn sẽ xuất hiện ở những nơi đã bị đốt cháy, cho thấy thiếu phốt pho nè. Việc chúng ta nắm được sự thiếu hụt chất dinh dưỡng của đất có thể giúp chúng ta biết đc cần phải thực hiện những biện pháp gì để cải tạo đất, cũng như loại cây trồng nào — hay chọn một loại cây nào đó thích hợp vs các chất dinh dưỡng có sẵn đó. Và cỏ dại giúp chúng ta cải tạo đất từ từ và dần đưa hệ thống cân bằng hơn với đa dạng sinh học hơn.
🍀Cỏ dại không phải là vấn đề mà là dấu hiệu cho những triệu chứng của các sự cố xảy ra trong đất. Nói cách khác, cỏ dại đã đến vì đất xuất hiện sự thiếu hụt hay dư thừa một số chất nào đó. Đặc biệt cỏ dại xuất hiện đề tạo điều kiện cho cỏ và đất cùng nhau phát triển mạnh và thúc đẩy sửa chữa những mất mát mà con người hay thiên nhiên gây ra cho đất. Ngoài phương pháp gửi mẫu đất đi đến các trung tâm uy tín để kiểm định thì đây là 1 phương pháp thuận tự nhiên và nhanh nhất. Vậy nên, ở các trang trại hữu cơ của Biophap, chúng mình giữ lại tất cả các loại cỏ, cho chúng phát triển một cách tự nhiên. Luôn coi cỏ dại là bạn, thông qua người bạn này để lên một kế hoạch trồng trọt, một loại cây trồng thích hợp cho từng loại đất.
#BIOPHAP #Phát_triển_hữu_cơ_phát_triển_địa_phương
#Nông_Nghiệp_Thích_Nghi_Với_Biến_Đổi_Khí_Hậu #Nông_lâm_kết_hợp #Nông_Dân_Hữu_Cơ_Thông_Minh #Nông_nghiệp_hữu_cơ_thông_minh #Kỹ_thuật_nông_nghiệp_hữu_cơ #Hữu_Cơ #EU #USDA #Fair_for_Life #Đa_dạng_sinh_học #Nông_nghiệp_hữu_cơ_bền_vững #sống_không_hóa_chất #từ_trang_trại_hữu_cơ_đến_dinh_dưỡng_thông_minh #Chứng_nhận_với_Ecocert_SA #Grow_organic_grow_local #Climate_smart_agriculture #Agroforestry #Organic_Smart_Farmer #Organic_Smart_Agriculture #Organic_Agriculture_Method #Organic #EU #USDA #Fair_for_Life #Biodiversity #sustainable_organic_agriculture #from_organic_farm_to_smart_nutrition #Certified_by_Ecocert_SA