Cây rau đối với chúng ta không chỉ là một loại thực phẩm dùng để ăn hàng ngày mà còn có công dụng (ít hoặc nhiều) trong việc phòng và trị bệnh. Và cây Ngải cứu là loại cây được BIOPHAP đưa vào danh mục rau nhằm đa dạng hóa cho người tiêu dùng vì đặc tính trị bệnh tuyệt vời mà chúng mang lại. Hiện Ngải cứu đang được chúng tôi triển khai trồng tại trang trại Măng Cành – là một trong những trang trại trồng trọt hữu cơ được chứng nhận hữu cơ quốc tế thuộc Thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
I. CÂY NGẢI CỨU LÀ CÂY GÌ?
Ngải cứu còn được gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Ngải cứu có Tên khoa học Artemisia vulgaris L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
1.Đặc điểm nhận dạng
Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 50-60cm, thân to có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng không có cuống (những lá phía dưới thường có cuống), xẻ thùy lông chim, màu lá ở 2 mặt rất khác nhau : Mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro do có rất nhiều lông nhỏ, trắng. Hoa mọc thành chùy kép gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu.
2. Cách trồng Ngải cứu:
2.1 Trồng bằng cành giâm
Cắm các hom giống đã chuẩn bị xuống đất (Có thể cắm thẳng hoặc nghiêng) sâu từ 3-5 cm. Có thể trồng 1cây/ khóm (nếu hom khỏe), hoặc 2 cây/ khóm (hom nhỏ hơn)
Sau đó nén kỹ phần gốc rồi khỏa đất san bằng xung quanh hom mới trồng.
Cuối cùng là tưới nước ngay sau khi trồng để đất bám chặt vào hom và phân bón ngấm vào luống.
2.2 Trồng bằng hạt
Có thể gieo hạt trực tiếp lên luống hoặc ươm giống sau đó đem trồng thì sẽ đảm bảo được cây nảy mầm và sinh trưởng tốt – đồng đều hơn
Hạt gieo trực tiếp lên luống theo các hàng cách nhau khoảng 25 cm. Sau khi cây lên được 1-2 cặp lá thật thì đem tỉa bớt cây con tại các vị trí quá dày để đảm bảo khoảng cách phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
Chú ý tưới nước đều đặn 2 lần/ngày: sáng và chiều mát để hạt nảy mầm tốt.
II. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC TÍNH TRỊ BỆNH CỦA NGẢI CỨU
1. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram lá Ngải cứu ( 1) (2)
Calories : Ngải cứu giúp bổ sung năng lượng chiếm tới 46cal
Protein: Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chế độ ăn giàu protein thực vật sẽ giúp giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Lượng protein trong ngải cứu chiếm 5.2g.
Chất béo: ngăn cản sự hấp thu cholesterol ở ruột non, giảm lượng cholesterol đi vào máu từ thức ăn hàng ngày. Chất béo chiếm 0.3g
Carbohydrate: Tham gia vào hoạt động chức năng của cơ thể: Miễn dịch, sinh sản, dinh dưỡng và chuyển hóa, quá trình hoạt động của hệ thần kinh, tạo hồng cầu. Carbohydrate chiếm 8.7g.
Chất xơ: Trong ngải cứu còn có chứa nhiều chất xơ, tuy không là dinh dưỡng vì chất này không được cơ thể hấp thụ nhưng lại có vai trò về mặt cơ học: giúp ruột bài tiết những cặn bã trong thức ăn, chữa táo bón, ngăn cản sỏi mật và ung thư trực tràng. Chất xơ chiếm 3.5g
Vitamin và khoáng chất: có tác dụng tích cực trong chuyển hóa các chất trong hoạt động của các tuyến nội tiết, ngăn béo phì, xơ vữa động mạch và nhiều bệnh khác. Chiếm khoảng 2g
2.2 Đặc tính trị bệnh của Ngải cứu (3) (4)
Lá ngải cứu chứa nhiều flavonoid loại tri và tetra hydroxyflavone; dẫn xuất coumarin,….
Cả cây có chứa tinh dầu với lượng nhỏ từ 0,20 – 0,34%, trong đó chiếm đến 90% là 1,8 – cineole, £- thujone. Ngoài ra còn có một ít adenin, choline
- Flavonoid: có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Flavonoid còn giúp cơ thể duy trì xương, răng và sản xuất collagen protein một cách hiệu quả nhất để có thể tạo ra các mạch máu và mô cơ. Flavonoid còn có vai trò chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Ngoài ra nhóm chất này còn giúp hệ miễn dịch có thể ngăn ngừa và đảo ngược sự mất cân bằng oxi hóa.
- Cineole: Hoạt chất này có khả năng làm lỏng chất nhầy, giúp đường hô hấp được thông thoáng, đồng thời có công hiệu giảm đau và giảm sưng tấy tại chỗ tiếp xúc. Nên Cineol thường được ứng dụng và đóng vai trò quan trọng trong các thuốc trị ho, trị các triệu chứng trên đường hô hấp khác và cả nước súc miệng.
- Adenine: hỗ trợ hoạt động của cơ bắp thần kinh, giúp tăng cường kháng thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, hỗ trợ cân bằng đường huyết và tăng cường hệ miễn dịch
- Choline: dưỡng chất thiết yếu cho các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể như chức năng gan, phát triển não bộ, cử động cơ, trao đổi chất và các hoạt động của hệ thần kinh trung ương
- Thujone: có tác dụng hưng phấn nhưng dùng nhiều (quá 0,23 mg thujone/pound (0,5 mg/kg), ngưỡng cho đồ uống có cồn như rượu ngải cứu là 16mg/pound (35 mg/kg)) có thể gây điên cuồng ( khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật)
III. CÁCH SỬ DỤNG NGẢI CỨU
Bộ phận được sử dụng chủ yếu là lá :
- Trong châm cứu: giúp hỗ trợ các bệnh đau cơ, đau khớp, thoái hóa cột sống…
- Trong trị liệu massage: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải, giúp giảm đau mỏi chân tay, nhức mỏi khớp, tăng cường lưu thông khí huyết…
- Trong thực phẩm: Sử dụng ngải cứu làm món ăn chữa bệnh, giúp giảm đau bụng, tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm đau do thấp khớp, hỗ trợ an thai… Ngoài ra, nước ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, trị ho, cảm cúm, đau họng, đau đầu…
- Trong làm đẹp: Sử dụng lá ngải cứu tươi đắp mặt sẽ giúp trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Sử dụng lá ngải cứu khô để xông mặt hoặc tắm giúp tuần hoàn máu, nuôi dưỡng da, giữ độ ẩm cho da, giúp da mềm mịn hơn.
- Trong Đông y: Sử dụng ngải cứu để làm tinh dầu ngải, sắc hay kết hợp với các vị thuốc Đông y khác để làm thành các bài thuốc cực kỳ hiệu quả trong chữa bệnh thường gặp như điều hòa kinh nguyệt, trị ho hoặc cảm cúm do lạnh, điều trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể, giảm mụn trứng cá, làm đẹp da… Lá ngải cứu giã nát, đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu, mau lành hơn. Ngải cứu còn được nhiều người dùng để xông hơi bởi có nhiều hiệu quả trong việc làm thông kinh lạc, dưỡng sinh, tăng khả năng miễn dịch…
- Trong cuộc sống thường ngày: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải để xông thơm phòng, làm sạch không khí, tránh các bệnh dị ứng và các bệnh đường hô hấp…
VI. TẠI SAO BẠN NÊN MUA NGẢI CỨU CỦA BIOPHAP?
Những người nông dân tại Biophap cung cấp cho bạn cây ngải cứu với chất lượng như sau :
- Hữu cơ : Cây ngải cứu được trồng theo các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế : EU (Liên minh châu Âu) , USDA (bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) do cơ quan chứng nhận ECOCERT kiểm soát và cấp giấy chứng nhận.
- Nhiệt độ :Cây ngải cứu được trồng dưới điều kiện thời tiết ôn hòa, mát mẻ của vùng đất Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình nằm trong khoảng 20-25 độ C, đêm lạnh ngày ngắn giúp Ngải cứu phát triển tính chất dược liệu với hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Đất trồng cây Ngải cứu phải được đảm bảo 3 năm không sử dụng hóa chất tổng hợp , đã được đưa đi kiểm nghiệm tại các trung tâm uy tín để đảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất, kim loại.
- Nước: Chất lượng nước tưới cho cây Ngải cứu luôn được kiểm nghiệm định kỳ và tận dụng các nguồn nước mưa, nước giếng khoan và hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm giúp cho cây Ngải cứu hấp thụ nhiều dưỡng chất, phát triển tốt hơn và hạn chế sâu bệnh hại.
- Giống: Ngải cứu chúng tôi trồng không là giống cây biến đổi Gen.
Mỗi loại rau được sử dụng ít hay nhiều đều có tác dụng phòng hoặc trị bệnh. Biết được rau nào có ích để ăn thường xuyên, loại rau nào nên ăn theo thời vụ, loại nào phù hợp với trạng thái của cơ thể để có kế hoạch sử dụng tốt. Ngải cứu không chỉ đơn thuần là một loại rau mà còn là cây thuốc quý, nên thỉnh thoảng bạn hãy nhớ bổ sung Ngải cứu vào thực đơn của gia đình mình nhé.
Tham khảo thêm danh mục sản phẩm khác của BIOPHAP tại:
- Danh mục rau củ hữu cơ: Rau – BioPhap
- Danh mục trái cây tươi hữu cơ: Trái cây – BioPhap
- Danh mục trà thảo mộc và gia vị: Thành phẩm – BioPhap và Bán thành phẩm – BioPhap
#BIOPHAP#Nông_Nghiệp_Thích_Nghi_Với_Biến_Đổi_Khí_Hậu #Nông_Lâm_Kết_Hợp #Nông_Dân_Hữu_Cơ_Thông_Minh#Hữu_Cơ #EU #USDA #Fair_for_Life #ngải_cứu #cây_trồng_và_sức_khỏe
Nguồn :
- https://lavierebelle.org/IMG/pdf/2009_nutritional_characterisation_and_antioxidant_capacity_of_different_tissues_of_artemisia_annua_l.pdf
- https://slism.com/calorie/106301/
- https://www.healthline.com/nutrition/what-is-wormwood#dosage-safety
- Significance of Artemisia Vulgaris L. (Common Mugwort) in the History of Medicine and Its Possible Contemporary Applications Substantiated by Phytochemical and Pharmacological Studies (nih.gov)
Các bài viết khác: